Lịch sử thăng trầm của những chiếc máy bay
Khoảng cách về không gian, khó khăn về địa hình đã không còn là gì trở ngại với con người kể từ khi những chú chim sắt khổng lồ ra đời. Và vận tải hàng không trở thành một phương tiện đi lại quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Câu chuyện  về những chiếc máy bay được bắt đầu từ khi cậu bé George Cayley lên 10 tuổi được nghe những tin tức về chuyến bay tự do đầu tiên của Pilatre de Rozier và Hầu Tước d'Arlandes. Cũng chính từ lúc đó, George Cayley đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu hàng trăm kiểu máy lượn khác nhau.Chiếc  máy lượn động cơ một người ngồi do ông sáng chế đã khởi nguồn cho lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy bay.

Có thể nói lịch sử của ngành công nghiệp hàng không gắn liền với sự ra đời nối tiếp nhau của các thế hệ máy bay, ngày một hiện đại và tân tiến hơn. Thật thú vị khi biết được chính cách bay không đập cánh của loài chim hải âu là nguồn cảm hứng sáng tạo để Le Bris chế tạo ra một máy lượn lớn, đủ sức mang một người. Và vị thuyền trưởng người Pháp Jean Marie Le Bris , là người đã có công phát triển lý thuyết của ngành hàng không. Về sau này 2 cuốn sách kỹ thuật mang tên "Sự chuyển động trong không gian" của nhà khoa học người Anh Francis Herbert Wenham và cuốn sách "Đế quốc không gian" của Mouillard đã trở thành lý thuyết khoa học căn bản giúp 2 anh em nhà Wright là Orville Wright  và Wilbur Wright  nghiên cứu cách chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên. Có thể nói rằng, nếu như 2 anh em Montgomery ở San Diego là những người Mỹ đầu tiên thành công trong việc chế tạo máy lượn, thì viên gạch đầu tiên của ngành hàng không lại được đặc bởi các thí nghiệm của anh em nhà Wright .
Vào năm 1878, xuất phát từ ấn tượng mạnh mẽ về một món đồ chơi có thể bay lượn do cha mang về, hai cậu vé Wilbur 11 tuổi và Orville 7 tuổi đã manh nha những ý tưởng đầu tiên về thứ gọi là "máy bay". Năm 1900 anh em nhà Wright  đóng xong máy lượn đầu tiên có 2 lớp cánh khá lớn, đủ mang một người. Mùa hè 1901  nhà Wright  làm nhiều thí nghiệm khác với chiếc máy lượn thứ 2 có một đuôi nhỏ, được thả lên như một chiếc diều, mang theo một người trên đó. Chiếc máy lượn thứ 3 được thử vào tháng 8 năm 1902 tị Kill Devil Hill cho kết quả khả quan hơn trước. Từ tháng 9 tới tháng 10 năm 1902 anh em nhà Wright  cùng với người phụ tá là Charles E. Taylor chế tạo 1 động cơ 4 xilanh chạy bằng khí thấp cho sức mạnh 13 mã lực mà chỉ nặng 70 kilogam. Chiếc máy lượn Flyler 2 lớp cánh với viên phi công nằm trên điều khiển máy bay trên lớp cánh dưới đã ra đời. Vào lúc 10h30 năm 1903 Orville Wright   đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới với chuyến bay lịch sử kéo dài vỏn vẹn 12 giây, vượt 91,44 mét. Sau 4 năm với nhiều mô hình từ diều đến máy bay cánh lượn không động cơ, anh em Wright   đã mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới. Ngày 31 tháng 12 nam 1908 em Wright   đã chở chiếc máy bay của mình sang Pháp và sau đó giật giải thưởng Michelin trị giá 4 ngàn mỹ kim khi thắng tất cả các đối thủ của mình trong cuộc bay với kỷ lục 77 dặm rưỡi trong 2h 18 phút 30 giây. Mùa thu nam 1909 anh em Wright   đã làm chấn động nước Mỹ với màn lượn máy bay vòng quanh cảnh New York, quanh tượng Nữ Thần Tự Do và lướt trên mặt sông Hudson.
Từ 1909 tới khi thế chiến thứ nhất  bùng nổ, kỹ thuật hàng không chỉ nhắm vào mục đích thể thao. Động cơ Gnome ra đời cùng một loạt các cải tiến và ứng dụng kỹ thuật mới, với chiếc máy bay được các nhà quân sự sử dụng để do thám và oanh tạc. Sau thế chiến thứ nhất, tầm quan trọng của máy bay được nâng lên một mức cao hơn khi mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai trò chuyến lược của loại phương tiên này.
Không chỉ góp một phần vô cùng quan trọng vào lĩnh vực quân sự,  máy bay còn là phương tiện không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành vận tải. Thành công của chuyến bay dài lịch sử tới Ái Nhĩ Lan sau 16 giờ của Alcock và Brown đã khiến người ta bắt đầu quan tâm tới việc chuyên môn chở bằng đường hàng không. Và ngành hàng không thương mại bắt đầu khởi sắc đầu tiên tại châu Âu. Năm 1915,  việc chuyên chở thư từ dần phát triển với nhiều đường bay tại Hoa Kỳ. Và chuyến bay một mình quan biển Manche vào năm 1927 của đại tá LindBerg đã đánh đấu móc đầu tiên cho ngành du lịch đường hàng không. Việc thay đổi thiết kế ghế ngồi máy bay trong khoang kính thay vì lộ thiên nhu trước đã tạo bước ngoặt cho ngành hàng không thương mại ra đời và từ đó không ngừng phát triển.
Được sự hổ trợ bởi những tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự phát triển của ngành công nghiệp luyện kim, tầm bay và vận tốc máy bay không ngừng gia tăng. Hàng loạt loại máy bay tiên tiến phục vụ cho mục đích quân sự, dân dụng ra đời đáp ứng cho mục đích cả về công việc và cuộc sống của con người. Cho đến hôm nay ngành công nghiệp máy bay đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu, mang tính chất sống còn của ngành hàng không thương mại nói riêng và của sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung.

0 comments: