Báo động về tình hình nhiễm chất độc công nghiệp
Chất độc công nghiệp là thứ ô nhiễm sát hại trực tiếp đến môi trường, loại chất độc này theo các công ty môi trường nhận xét, nó nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với chất thải hữu cơ. Ngay từ cái tên chúng ta đã biết rằng loại chất độc này chính là sản phẩm của ngành công nghiệp.


chat-doc-cong-nghiep-1
Công nghiệp hóa chịu trách nhiệm trên 50% chất độc công nghiệp thải ra môi trường và ngành công nghiệp luyện kim chịu trách nhiệm 35%. Tất cả những chất hóa học trong ngành công nghiệp chứa rất nhiều chất độc, các dung dịch dùng vào việc tẩy rỉ kim loại, mạ crôm….đều là những loại chất độc được liệt vào dạng nguy hại nhất.
chat-doc-cong-nghiep-2
Một nhân viên tư vấn môi trường cho biết để xử lý được các chất độc công nghiệp này thì rất khó khăn. Vì trên thực tế thì việc đo lường được tính độc hại của những chất thải này phải trải qua rất nhiều công đoạn từ lấy mẫu, thí nghiệm đến khi cho ra kết quả thì môi trường đã bị chất độc xâm nhập và sinh vật đã chết hàng loạt.
chat-doc-cong-nghiep-3
Ở nước ngoài, có những cách khác nhau để hạn chế chất độc công nghiệp. Nhiều nơi trên thế giới mức độ ô nhiễm chất độc do công nghiệp gây ra giảm gần 50%. Mỗi một nhà máy, xí nghiệp đều thuê dịch vụ môi trường để xử lý chất thải công nghiệp cho chính họ. Có nhiều cách để xử lý như đốt cháy chất ô nhiễm, giải độc hóa học bằng cách trung hòa chúng bằng chất hóa học khác. Nhờ các chuyên gia trong ngành môi trường tư vấn nên lượng nước thải và khí thải trước khi được thải ra môi trường đều đạt được chỉ số an toàn tối thiểu theo luật môi trường của nước sở tại.
Cách xử lý nước thảixử lý khí thải trên chỉ áp dụng cho các ngành công nghiệp mà lượng chất độc công nghiệp không quá lớn. Sau khi xử lý cẩn thận có thể tác động rất ít đến môi trường bên ngoài nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại những loại chất độc nằm chờ trong các lớp cặn sau khi được xử lý và phải rất lâu sau chúng mới hoạt động trở lại khi gặp đều kiện môi trường thuận lợi. Nguy hại nhất chính là một số chất độc khác có hiện tượng tích lũy sinh học. Hiện tượng này chính là do một số sinh vật tiếp xúc và ăn phải những loại chất độc này, lượng chất độc tích tụ trong cơ thể chúng và sẽ gây ngộ độc hàng loạt khi con người sử dụng những sinh vật này làm thực phẩm.
chat-doc-cong-nghiep-4
Hiện tượng tích lũy sinh học xảy ra chủ yếu là trường hợp của những kim loại nặng (chì, cadmi, thủy ngân,…) những thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ( nhất là loại thuốc DDT nổi tiếng). Trong những năm 60, nhiều chim bồ nông ở Mỹ chết vì ăn cá nhiễm chất độc DDT. Trong cơ thể một số động vật khác người ta còn phát hiện lượng DDT nhiều gấp 100.000 lần so với lượng DDT trong nước. Có những hợp chất không chỉ tích tụ mà còn tồn tại dai dẳng trong môi trường. Một dẫn chứng rõ ràng là vào 2 thập kỷ trước năm 1990, tức là sau hai mươi năm DDT bị cấm dùng ở Nhật, người ta vẫn còn thấy chất này ở trong nước hồ.
chat-doc-cong-nghiep-6
Những chất độc công nghiệp tồn tại lâu dài như vậy thì chuyện làm ô nhiễm nước là điều khó tránh khỏi. Các loại chất này làm ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau. Thải trực tiếp vào nước, sự lan truyền trong không khí từ nhà máy, xí nghiệp (thuốc trừ sâu, thủy ngân đều có tính bay hơi).
chat-doc-cong-nghiep-7
Nước chảy qua những những vùng đất nhiễm độc và cây cỏ nhiễm độc. Hiện tượng thuốc trừ sâu nông nghiệp thấm xuống đến các lớp nước ngầm đã trở thành một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho môi trường nước hiện tại và cả tương lai

chat-doc-cong-nghiep-8

0 comments: